A sense of home – Cảm thức về “nhà”

Tiếng Việt ở dưới.

It has been two months since I returned to the US to start my doctoral program. There is a lot to observe, tell, and comment on. For instance, I immediately fell in love with the city of Ithaca, New York, with its East Coast-style houses, red brick streets, and numerous winding roads through the hills. The city’s varying elevations remind me of Da Lat – the “city of love” in Vietnam. The coop I’m living in is just a few minutes walk from beautiful hiking trails with majestic waterfalls, gurgling streams, and stunning glittering leaves painted with bright yellow and red colors in autumn. Cornell’s campus is located on a hill, with a clock tower, many ancient buildings, and libraries that look like they’re out of a Harry Potter movie. I am also happy to see the diverse Asian student community at Cornell.

However, not all my experiences since my return to the US have been positive. The past two months have been a difficult time. Navigating the demands of a doctoral program, juggling teaching responsibilities, coursework, research projects, and other commitments is undoubtedly strenuous. But what makes it more challenging is forging connections and building a new social network.

As an international student, I often find myself struggling with language and cultural differences. When my American friends talk about topics related to historical stories, local colloquialisms, or popular culture like TV shows or baseball teams, I realize that I lack adequate “social currency” to participate in the discussion actively. Furthermore, during conversations, people here are expected to react quickly, express their opinions immediately, and be enthusiastic. If one fails to do so, they can easily be left behind. In Vietnam, where I often facilitate community events or activities, it usually takes up to 10 seconds before someone speaks up, as people tend to give space for others first.

The language barrier has led to comical misunderstandings and embarrassing situations, which can be frustrating at times. Although my English is at the advanced level, I still have two levels left to reach the highest level, Distinguished. Most of the professors and colleagues in my academic environment possess exceptional language skills. More often than not, they talk like an arrow and I can’t keep up with the pace of the dialogue. My thoughts are still processing while others are already bouncing ideas off each other. If given a bit more time to gather my thoughts, I could enhance the discussion. Studies have shown that collaborating using a common language poses significant cognitive challenges for non-native speakers, and I experience this every day. It just hit me how challenging it is to work and compete in a different country, in a different language, with people who are the best of the best in their fields. I’m deeply aware that my ability to comprehend problems, think critically, and argue in a given context largely depends on my language skills in that culture.

Also, perhaps those who are bilingual can relate, but there are moments when speaking English feels like assuming a different identity. In my native language, I can articulate thoughts delicately, capturing nuanced emotions effortlessly. However, when communicating in English, discussing unfamiliar topics or resolving conflicts becomes a perplexing ordeal. In moments of stress, my brain feels like it’s shutting down. My sentences are fragmented, as if the vocabulary I accumulated in English is slipping away. At first, I attributed this merely to my poor language skills, but then I realized that there was more to it. A friend introduced me to the concept of “emotional language.” Despite being in America for over 30 years and possessing complete fluency in English, she finds that, in times of anger, hurt, or frustration, it is challenging to express herself in English. Instead, she has to switch to her mother tongue, before translating what she wants to say into English, to communicate her emotions effectively. While others may view this as aggressive, she insists that her “emotional language” rooted in Jamaican, her mother tongue, best conveys her feelings. Even though she has been a citizen of America for decades, Jamaican remains the language that connects with her emotionally. After hearing her story, I realized that my emotional language is Vietnamese. Of course, it is.

Yet, it goes beyond language; it delves into psychology.

When I first returned to Vietnam from the US, I wrote about the sensation of being “in between,” a feeling of floating between different dimensions without a true sense of belonging. Now, I recognize it as a common sentiment among those settling in a new country. In discussions with my group of international student friends, we explored the concept of “in-betweenness.” One student described it as feeling torn between two worlds, missing home while in America, only to realize that the sense of home is no longer there when they return. People change, connections shift. When in their hometown, they miss life in America, but upon returning to America, they feel like a stranger, who can never belong here. This feeling of displacement is a constant reminder of their status as an outsider, unsure of where they truly belong.

That’s exactly how I’ve felt these past few years—a pervasive feeling of not belonging anywhere. The time spent away from home enhanced my deep appreciation for certain aspects of Vietnamese culture that I want to preserve, yet I found myself burdened with unwanted “heritages” from the country’s history. Conversely, while I value many aspects of American culture, certain elements clash with my core values, leaving me feeling foreign.

Conversations with friends made me realize that, for nearly half my life, I haven’t had a place I can truly call home. My parents’ house is where I was born and raised, but it’s not my own home. This house in Ithaca is comfortable to live in, but it still doesn’t make me feel connected to it. Wherever I go, I feel like an outsider, unable to integrate, unable to belong. It’s like living in different dimensions, suspended in space. A profoundly strange feeling!

Another friend of mine pointed out that this sense of “in-between” makes it challenging to connect with others, inhibiting the ability to find a place to belong and hindering the establishment of a new social network. It breeds feelings of uncertainty, unsureness, and difficulty in building life in a new place.

So, what does “home” mean to me? I wonder. What makes me feel at home? How can I turn the place I live into a true “home”? I’ve been grappling with these questions for a while. Growing up in an unstable environment made the place I called home often felt unsafe. Later, my work and hobbies have taken me to many places, but taking consecutive or long trips is not the same as settling in a new place. I have to rebuild my life in a city far from my hometown, in a different culture, with a different language, and without knowing anyone in advance. It feels like uprooting a tree from its familiar land and having to find a way to take root in a much harsher environment.

Hence, the concept of “home” remains an ongoing exploration for me. I’m gradually working to make Ithaca feel like home—decorating my room with some of my favorite things, the prayer flags from my trip in Ladakh, a Buddha statue gifted by a friend, photos taken with friends on hiking trips, favorite Vietnamese books, scrapbooks given to me by my mentees. I’ve also engaged in various activities, attending concerts, going to movies, hanging out with other Ph.D. students, finding a well-being coach, joining support programs, and seeking counseling when needed.

Yet, I acknowledge that transforming the place I live into a home is not an easy journey. Defining what constitutes home is a complex question that requires time, effort, and patience. The notion of feeling at home anywhere and anytime is not as easy as it may seem. It can often be a mere advertisement for a travel product or a statement from an overly confident travel blogger.

Cảm thức về “Nhà”

Đã hơn hai tháng kể từ ngày mình sang Mỹ để bắt đầu chương trình học tiến sĩ. Có rất nhiều điều để quan sát, rất nhiều điều để kể, nhiều điều để bình luận. Ví dụ như về việc mình yêu thành phố Ithaca – New York ngay từ cái nhìn đầu tiên, với những ngôi nhà gỗ đậm phong cách miền Đông nước Mỹ, đường phố lát gạch đỏ, và rất nhiều con đường ngoằn ngoèo qua các ngọn đồi cao thấp khắp thành phố khiến mình liên tưởng tới Đà Lạt. Hay về việc ngôi nhà mình ở cách các hiking trail cực kỳ đẹp chỉ vài phút đi bộ, với những thác nước hùng vĩ, những dòng suối chảy róc rách, và khi thu về cây lá đang được giát lên những sắc vàng sắc đỏ lấp lánh tuyệt đẹp. Hay về việc campus của Cornell nằm trên một ngọn đồi, với tháp chuông đồng hồ, nhiều toà nhà cổ kính, và những thư viện nhìn cứ như trong phim Harry Potter. Hay là việc có rất nhiều sinh viên Châu Á ở Cornell khiến mình cảm thấy môi trường đa dạng hơn so với trường cũ của mình.

Nhưng cảm nhận đậm nét nhất kể từ khi quay trở lại Mỹ, tiếc thay, không phải hoàn toàn tích cực. Hai tháng qua đã là một khoảng thời gian khó khăn. Dĩ nhiên là sự khó khăn trong áp lực trong một chương trình tiến sĩ, khi mình vừa đi dạy, vừa đi học, vừa tham gia vào các dự án nghiên cứu, và các công việc khác. Nhưng cái làm mình cảm thấy khó khăn hơn là về việc kết nối với người khác và xây dựng một mạng lưới xã hội mới.

Một trong những khó khăn là khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Khi các bạn người Mỹ nói các câu chuyện liên quan tới lịch sử, văn hoá đại chúng, kiểu như show truyền hình hay bóng bầu dục ở Mỹ thì mình hoàn toàn không có cái gọi là “social currency” để tham gia thảo luận. Thêm vào đó, trong các cuộc thảo luận ở đây, mọi người được trông đợi là phải phản ứng nhanh, phản hồi ngay, phải xồn xồn lên, thể hiện ý kiến liền lập tức. Nếu bạn chưa kịp lên tiếng, không thể hiện bản thân, thì bạn rất dễ bị bỏ lại. Nó khá khác với ở Việt Nam, khi trong các sự kiện, cuộc họp, hoặc hoạt động cộng đồng, mình thấy khi đưa ra câu hỏi thì thường mất đến 10 giây trước khi ai đó đưa ra ý kiến. Có thể lý do là vì người Việt mình thường muốn nhường không gian cho người khác trước khi bày tỏ quan điểm.

Về ngôn ngữ, tiếng Anh của mình đang ở cấp Advanced, nhưng còn 2 bậc mới lên tới mức cao nhất là Distinguised. Và hầu hết giáo sư, đồng nghiệp trong môi trường học thuật của mình đều có có kỹ năng ngôn ngữ siêu tốt, nên nhiều khi họ nói như tên bắn, trong khi não mình vẫn đang “load” nên chưa phản ứng kịp. Cũng có những lúc mình hiểu nhầm điều người khác nói, dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười. Mình nhận thức sâu sắc rằng khả năng nắm bắt vấn đề, khả năng tư duy và tranh luận của mình trong một bối cảnh nào phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng ngôn ngữ của mình trong văn hoá đó.

Mặt khác, không biết bạn nào nói nhiều ngôn ngữ có cảm thấy điều này không, nhưng có khi mình thấy mình như một người khác khi nói chuyện bằng ngôn ngữ thứ hai vậy. Khi giao tiếp bằng tiếng Việt mình có thể sử dụng từ ngữ một cách tinh tế và linh hoạt, và nắm bắt rõ các khía cạnh sắc thái của từ ngữ, nên có thể dễ dàng truyền đạt những tầng sâu cảm xúc và ý nghĩa khác nhau. Nhưng trong tiếng Anh, khi phải trò chuyện về đề tài mới đối với mình, thì mình hay bị lúng túng trong việc thể hiện ý tưởng. Nhất là trong các tình huống mà mình bị căng thẳng, hoặc khi đang phải giải quyết mâu thuẫn với ai đó, thì nhiều khi não mình nó như sập nguồn vậy. Câu chữ của mình trở nên rời rạc, cảm giác như bao nhiêu từ ngữ tiếng Anh mình biết đều rời bỏ mình mà đi vậy.

Ban đầu, mình tưởng là chủ yếu vì kỹ năng ngôn ngữ của mình còn giới hạn. Nhưng rồi mình biết còn có nhiều điều hơn thế. Một người bạn có chia sẻ cho mình về thuật ngữ “emotional language”. Cô ấy bảo rằng dù cô ở Mỹ đã hơn 30 năm, và tiếng Anh của cô hoàn toàn thuần thục, nhưng đôi khi não cô cũng ngừng hoạt động trong tiếng Anh. Những lúc tức giận, đau đớn, hoặc bức xúc, cô không tìm được từ nào để diễn đạt bằng tiếng Anh mà phải nói bằng tiếng mẹ đẻ rồi chuyển sang tiếng Anh cho người đối diện. Người khác bảo rằng cô đang tỏ ra hiếu chiến khi làm vậy. Nhưng cô bảo không, “emotional language” của cô là tiếng Jamaica, tiếng mẹ đẻ của cô. Nên dù có nói tiếng Anh tốt cỡ nào, dù cô trên giấy tờ đã là người Mỹ được vài thập kỷ, thì những lúc nhiều cảm xúc, thứ ngôn ngữ kết nối tốt nhất với cô, vẫn là tiếng mẹ đẻ. Cô bảo những lúc bức xúc, sử dụng tiếng mẹ đẻ giúp cô thể hiện tốt nhất những gì cô muốn nói. Nghe vậy, mình mới hiểu ra, ồ, hoá ra ngôn ngữ cảm xúc của mình dĩ nhiên là tiếng Việt.

Nhưng ngoài vấn đề ngôn ngữ ra, nó còn là về tâm lý.

Hồi mới từ Mỹ về Việt Nam, mình có viết một bài blog về cảm giác “in between”, cảm thấy mình cứ như lơ lửng giữa các chiều không gian khác nhau và không thuộc vào nơi nào cả. Giờ mình mới biết đó là một cảm giác thường gặp đối với những người phải định cư ở một đất nước mới. Trong nhóm bạn sinh viên quốc tế, tụi mình từng thảo luận về cái gọi là “the in betweeness”. Đó là cảm giác mà một bạn sinh viên trong nhóm miêu tả là: “Tôi nhớ nhà, khi ở Mỹ tôi muốn về thăm nhà. Nhưng khi tôi về thăm nhà, thì tôi nhận ra rằng cái tôi gọi là nhà không còn ở đó nữa. Mọi người thay đổi, sự kết nối giữa tôi với họ trở nên khác đi. Và khi ở quê nhà của mình, tôi thấy mình nhớ cuộc sống ở Mỹ. Nhưng khi quay lại Mỹ, tôi lại nhận ra mình chỉ là một người lạ ở đây, và cảm thấy mãi mãi không thể thuộc về nơi này. Tôi không biết đâu mới là nhà của mình nữa.”

Đó chính xác là cảm giác của mình trong mấy năm vừa rồi. Cảm giác không thuộc về nơi nào cả. Thời gian xa nhà khiến mình cảm nhận rằng có nhiều điều trong văn hoá Việt Nam mà mình hết lòng trân trọng và muốn giữ lại cho mình, nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều “di sản” không mong muốn mà mình được thừa hưởng từ lịch sử dân tộc mà mình không muốn giữ lại. Và ngược lại, mình trân trọng nhiều điều trong văn hoá Mỹ, nhưng có những thứ ở đây khiến mình thấy rất xa lạ với các giá trị cốt lõi của mình.

Và cuộc trò chuyện với những người bạn giúp mình nhận ra, rằng gần nửa cuộc đời, mình chưa có một nơi nào mình thực sự có thể gọi là nhà. Nhà của ba mẹ là nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nhưng nó không phải là nhà của riêng mình. Ngôi nhà ở Ithaca này dù thoải mái, nhưng cũng chưa khiến mình cảm thấy gắn kết. Ở đâu, mình cũng thấy cảm giác như một người đứng ở ngoài nhìn vào, không thể hoà nhập, không thể thuộc về. Cứ như thể đang sống lơ lửng trong các chiều không gian khác nhau. Đó là một cảm giác rất kỳ lạ.

Một người bạn khác đã chỉ ra rằng chính cảm giác “in betweenest” đó khiến ta cảm thấy khó gắn kết với người khác. Chính nó khiến ta cảm thấy khó thuộc về. Chính nó cảm thấy ta khó tìm kiếm được cảm giác đâu là nhà của mình, đâu là nơi của riêng mình. Nó khiến ta cảm thấy không an toàn, thấy không chắc chắn, thấy bất định và khó để xây dựng một hệ thống xã hội mới cho mình ở nơi ở mới.

Nếu vậy thì “nhà” đối với mình có nghĩa là gì, mình tự hỏi. Điều gì khiến mình có cảm giác được ở nhà? Làm thế nào để biến nơi mình đang sống trở thành “nhà”? Mình đã suy nghĩ về những câu hỏi này trước nay. Từ nhỏ, sống trong một môi trường bất ổn khiến mình nhiều lần cảm thấy không an toàn trong chính nơi mình lớn lên. Sau này, công việc và sở thích khiến mình di chuyển nhiều nơi, mình tưởng như có thể quen với cảm giác liên tục ở trên đường, liên tục di chuyển. Nhưng việc tiến hành các chuyến đi liên tiếp hoặc dài ngày không đồng nghĩa với cảm giác định cư ở một nơi ở mới. Bởi cảm giác phải xây dựng lại cuộc sống của mình ở một thành phố cách nửa vòng trái đất so với nơi mình sinh ra, nơi mình không hề quen biết ai, trong một nền văn hoá mới, với một ngôn ngữ khác, hoàn toàn khác biệt. Đôi khi mình cảm giác như một cái cây bị bứng khỏi mảnh đất quen thuộc, và phải tìm cách để cắm rễ ở một nơi khắc nghiệt hơn nhiều, không hợp với thổ nhưỡng của mình.

Bởi vậy, cảm thức về “ngôi nhà” vẫn là một điều mà mình đang khám phá. Và mình đang dần dần làm những điều có thể để biến Ithaca là nhà. Mình đem theo cờ phong mã để dành từ chuyến đi Ladakh để trang trí trong phòng. Mình có một góc nhỏ để trưng tượng Phật được bạn tặng đem sang tận đây. Mình mang theo sang đây những tấm hình chụp với bạn bè trong các chuyến hiking, quyển sách tiếng Việt mình yêu thích, quyển sổ scrapbook các bé mentee tặng mình. Và mình nỗ lực làm những thứ khác để căn phòng của mình ấm cúng hơn. Và mình tham gia các hoạt động cộng đồng, đi nghe các buổi hoà nhạc, chiếu phim, hẹn hò với các bạn sinh viên tiến sĩ để đi chơi nói chuyện, đăng ký vào các chương trình well-being coach, tìm kiếm counselor, tham gia các chương trình hỗ trợ sinh viên quốc tế.

Nhưng mình biết, hành trình biến nơi mình ở là một hành trình không dễ dàng. Nhà là gì đối với mình là một câu hỏi không dễ. Nó cần thời gian, sự chủ động, và nhẫn nại. Bởi cảm giác được ở nhà mọi lúc mọi nơi không dễ dàng như ta tưởng. Nó có thể chỉ là một quảng cáo của một sản phẩm du lịch, hoặc một tuyên bố của một travel blogger tự tin thái quá vào chính mình mà thôi.

Leave a Reply